Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC DÂN TỘC QUẢNG TÂY NHIỆM KỲ 2009 - 2010
I.Nguyên tắc chung:
1.Tất cả lưu học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại trường đều có quyền tham gia tổ chức hội trên cơ sở tự nguyện tự giác.
2.Hội lưu học sinh trường đại học Dân Tộc Quảng Tây là một tổ chức xã hội chịu sự quản lý và hướng dẫn của Hội sinh viên trường đại học Dân Tộc Quảng Tây, đồng thời chịu sự quản lý và chỉ đạo của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây.
3.Hội hoạt động trên cơ sở nội quy, quy chế của nhà trường, điều lệ của Hội học sinh và pháp luật của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
4.Hội hoạt động với mục đích tập hợp, động viên, giúp đỡ lưu học sinh Việt Nam trong quá trình học tập tại trường đại học Dân Tộc Quảng Tây. Phối hợp cùng nhà trường giải quyết, phản hồi các ý kiến, kiến nghị và yêu cầu của lưu học sinh.
5.Hội sẽ đảm nhận nhiệm vụ liên lạc giữa lưu học sinh với nhà trường và Tổng Lãnh sự quán nhằm đảm bảo cho quyền lợi của lưu học sinh trong quá trình du học tại Trung Quốc.
6.Hội sẽ đại biểu và hướng dẫn lưu học sinh tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của nhà trường.
II.Nguyên tắc hoạt động cụ thể:
1.Hình thức sinh hoạt của Hội:
-Nhiệm kỳ của Hội được tính từ tuần thứ nhất khi khai giảng cho đến tuần 18 của học kỳ 2. Kết thúc mỗi học kỳ Hội tiến hành Hội nghị Đại biểu nhằm tổng kết tình hình hoạt động học kỳ trước và xác định phương hướng hoạt động của học kỳ sau.
-Định kỳ 2 tháng 1 lần họp ban chấp hành hội.
-Ngoài ra có thể họp bất thường tùy theo tình hình thực tế.
2.Cơ cấu tổ chức:
- 1 chủ tịch
- 2 phó chủ tịch
- 1 ủy viên tổ chức và tuyên truyền
- 1 ủy viên văn nghệ
- 1 ủy viên thể dục thể thao
- 1 thủ quỹ
Tổng cộng: 7 người
3.Đối với Hội viên:
-Các quyền lợi của hội viên:
+Trong tổ chức hội có quyền ứng cử, quyền đề cử và quyền biểu quyết.
+Đối với mọi công tác và quyết định của Hội có quyền chất vấn, thảo luận, kiến nghị.
+Có quyền tham gia các hạng mục hoạt động do hội tổ chức.
-Nghĩa vụ hội viên phải thực hiện:
+Tuân thủ nội quy, quy chế của nhà trường và pháp luật của nhà nước Trung Quốc.
+Tuân thủ điều lệ, chấp hành quyết định của Hội.
Tích cực tham gia các hoạt động do Hội tổ chức, nỗ lực hoàn thành công tác được phân công, giữ gìn danh dự và uy tín của Hội.
4.Kinh phí hoạt động:
Kinh phí hiện tại chủ yếu sẽ do đóng góp từ hội viên, mỗi học kỳ 5 tệ; thu vào đầu mỗi kỳ học.
Cụ thể về việc sử dụng kinh phí sẽ được thông báo trong cuộc họp toàn thể cuối mỗi học kỳ.
5.Các hoạt động phong trào:
-Hội sẽ tổ chức cho lưu học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường
-Tổ chức giao lưu gặp gỡ trong cộng đồng lưu học sinh, đặc biệt là giữa lưu học sinh Việt Nam với sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, …
-Liên hệ, tạo điều kiện cho lưu học sinh tham quan du lịch, tham gia các cuộc thi hằng năm nhằm tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử, địa lý Trung Quốc.
Ngày 10 tháng 11 năm 2009
Chủ tịch
TRẦN BÌNH GIẢNG
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC DÂN TỘC QUẢNG TÂY NHIỆM KỲ 2009 - 2010
I.Nguyên tắc chung:
1.Tất cả lưu học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại trường đều có quyền tham gia tổ chức hội trên cơ sở tự nguyện tự giác.
2.Hội lưu học sinh trường đại học Dân Tộc Quảng Tây là một tổ chức xã hội chịu sự quản lý và hướng dẫn của Hội sinh viên trường đại học Dân Tộc Quảng Tây, đồng thời chịu sự quản lý và chỉ đạo của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây.
3.Hội hoạt động trên cơ sở nội quy, quy chế của nhà trường, điều lệ của Hội học sinh và pháp luật của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
4.Hội hoạt động với mục đích tập hợp, động viên, giúp đỡ lưu học sinh Việt Nam trong quá trình học tập tại trường đại học Dân Tộc Quảng Tây. Phối hợp cùng nhà trường giải quyết, phản hồi các ý kiến, kiến nghị và yêu cầu của lưu học sinh.
5.Hội sẽ đảm nhận nhiệm vụ liên lạc giữa lưu học sinh với nhà trường và Tổng Lãnh sự quán nhằm đảm bảo cho quyền lợi của lưu học sinh trong quá trình du học tại Trung Quốc.
6.Hội sẽ đại biểu và hướng dẫn lưu học sinh tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của nhà trường.
II.Nguyên tắc hoạt động cụ thể:
1.Hình thức sinh hoạt của Hội:
-Nhiệm kỳ của Hội được tính từ tuần thứ nhất khi khai giảng cho đến tuần 18 của học kỳ 2. Kết thúc mỗi học kỳ Hội tiến hành Hội nghị Đại biểu nhằm tổng kết tình hình hoạt động học kỳ trước và xác định phương hướng hoạt động của học kỳ sau.
-Định kỳ 2 tháng 1 lần họp ban chấp hành hội.
-Ngoài ra có thể họp bất thường tùy theo tình hình thực tế.
2.Cơ cấu tổ chức:
- 1 chủ tịch
- 2 phó chủ tịch
- 1 ủy viên tổ chức và tuyên truyền
- 1 ủy viên văn nghệ
- 1 ủy viên thể dục thể thao
- 1 thủ quỹ
Tổng cộng: 7 người
3.Đối với Hội viên:
-Các quyền lợi của hội viên:
+Trong tổ chức hội có quyền ứng cử, quyền đề cử và quyền biểu quyết.
+Đối với mọi công tác và quyết định của Hội có quyền chất vấn, thảo luận, kiến nghị.
+Có quyền tham gia các hạng mục hoạt động do hội tổ chức.
-Nghĩa vụ hội viên phải thực hiện:
+Tuân thủ nội quy, quy chế của nhà trường và pháp luật của nhà nước Trung Quốc.
+Tuân thủ điều lệ, chấp hành quyết định của Hội.
Tích cực tham gia các hoạt động do Hội tổ chức, nỗ lực hoàn thành công tác được phân công, giữ gìn danh dự và uy tín của Hội.
4.Kinh phí hoạt động:
Kinh phí hiện tại chủ yếu sẽ do đóng góp từ hội viên, mỗi học kỳ 5 tệ; thu vào đầu mỗi kỳ học.
Cụ thể về việc sử dụng kinh phí sẽ được thông báo trong cuộc họp toàn thể cuối mỗi học kỳ.
5.Các hoạt động phong trào:
-Hội sẽ tổ chức cho lưu học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường
-Tổ chức giao lưu gặp gỡ trong cộng đồng lưu học sinh, đặc biệt là giữa lưu học sinh Việt Nam với sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, …
-Liên hệ, tạo điều kiện cho lưu học sinh tham quan du lịch, tham gia các cuộc thi hằng năm nhằm tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử, địa lý Trung Quốc.
Ngày 10 tháng 11 năm 2009
Chủ tịch
TRẦN BÌNH GIẢNG